TheáobuộcMỹhackhàngnghìnchiếsxmn hom nayo Bloomberg, trong tuyên bố của mình, FSB cho rằng nhà sản xuất iPhone là Apple đã hợp tác chặt chẽ với NSA cho nhiệm vụ tình báo của Mỹ. Các cuộc tấn công được cho là có liên quan đến thẻ SIM mà các nhà ngoại giao có trụ sở đặt tại Nga, các quốc gia NATO, Israel và Trung Quốc.
Báo cáo được đưa ra không lâu sau khi công ty an ninh mạng Kaspersky xuất bản một bài đăng trên blog cho biết iPhone của hàng chục nhân viên của họ đã bị tấn công, bao gồm các chi tiết kỹ thuật về cách hoạt động của quá trình hack. Vụ việc đã không được phát hiện trong nhiều năm và Kaspersky không xác định được ai là người đứng đằng sau vụ tấn công mà hãng mô tả là "một cuộc tấn công mạng có mục tiêu chuyên nghiệp, cực kỳ phức tạp".
Trong một email, người phát ngôn của Kaspersky cho biết chiến dịch hack đã được phát hiện vào đầu năm và nhà chức trách Nga nhận thấy các cuộc tấn công có liên quan với nhau. Một nhân viên Kaspersky cũng cho biết các tuyên bố của công ty và FSB có mối liên hệ với nhau, đồng thời nói phần mềm gián điệp này hoạt động trên các phiên bản cũ hơn của hệ điều hành Apple.
Kaspersky cho biết tin tặc đã xâm nhập vào iPhone bằng cách gửi tệp đính kèm độc hại qua iMessage. Nó sẽ ngay lập tức hoạt động mà không cần người dùng phải nhấp vào bất cứ thứ gì. Đó là phương pháp hack mà các công ty phần mềm do thám thực hiện, bao gồm cả NSO Group đến từ Israel.
Cả Apple và NSA vẫn chưa đưa ra bình luận liên quan đến báo cáo. Vụ việc diễn ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Nga liên quan đến xung đột Nga - Ukraine. Vào tháng trước, Bộ Tư pháp Mỹ thông báo họ đã phá vỡ một chiến dịch hack kéo dài nhiều năm được thực hiện bởi một đơn vị của FSB có tên Turla. Theo giới chức Mỹ, phần mềm độc hại có tên Snake do Turla điều hành đã có mặt tại hơn 50 quốc gia và được nhóm này sử dụng trong hơn 20 năm. Chính phủ Mỹ cũng đã cấm sử dụng phần mềm Kaspersky trên các hệ thống liên bang vào năm 2017 với lý do lo ngại hoạt động gián điệp.